Kỹ thuật đánh giá ứng viên có thành thật hay không dành cho recruiter ?

Ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ dỗ Tổ 10/3, thảnh thơi ngồi ngắm trời đất tôi lại miên man nghĩ. Hôm nay trời hơi nắng, nhưng vẫn được liệt vào danh sách ngày-đẹp-để-đi-chơi. Mọi người và mọi vật đều chậm lại để dành chỗ cho sự thảnh thơi. Lũ chim thường ngày vẫn hay chí chóe thế mà hôm nay lại im lặng trầm tư. Ngắm trời ngắm đất chán, tôi liền mở mail ra làm việc.

Trong mail, tôi đọc được một câu hỏi : " Nhờ mọi người tư vấn là để kiểm tra, đánh giá ứng viên có thành thật hay không thì recruiter cần làm gì? Khi phỏng vấn những vị trí từ manager trở lên thì nên hỏi những gì?" . Đây là một câu hỏi hay. Ai làm tuyển dụng thì cũng sẽ có lúc đặt ra câu hỏi này.

Thực ra nếu bạn đã từng tham gia khóa học Khóa học "Nghề Nhân sự cho người không chuyên" của tôi hoặc đọc bài này 10 công cụ dùng trong phỏng vấn … thì ít nhiều bạn đã biết cách. Kỹ thuật chống nói dối theo tôi đã viết ở bài trên thì có :

TOOL 3: KỸ THUẬT 3Q
TOOL 4: KỸ THUẬT PV ĐUỔI
Ngoài ra có thể dùng thêm TOOL 6: KỸ THUẬT STAR

Chi tiết về 3 kỹ thuật này thế nào, bạn vui lòng click vào link trên để biết thêm. Ở bài viết này tôi bổ sung thêm 1 số kỹ thuật nữa để anh chị em ta có điều kiện thì áp dụng thêm. Trước tiên mời cả nhà đọc một số góp ý của các anh chị khác:

1. Hoán đổi vị trí phỏng vấn giữa mình và ứng viên . Lúc này UV là người phỏng vấn mình..
Dựa vào những câu phỏng vấn của UV và nhận xét của họ về mình để đánh giá năng lực phân tích và xử lý tình huống .

2. Yêu cầu họ cung cấp số điện thoại của người thân (bố mẹ, anh chị em ruột...) nếu không cung cấp thì không tuyển.

Ngoài ra, mình luôn yêu cầu họ phải ghi số điện thoại của cấp trên trực tiếp trong từng công ty họ làm qua.

Chỉ bấy nhiêu thôi thì ứng viên cũng tót mồ hôi hột nhưng nếu thật sự họ thành thật thì họ sẽ ok mà không có vấn đề gì. Chỉ những ứng viên có vấn đề thì họ sẽ e dè và tự họ sẽ rút lui.

Như vậy, thà chậm tý mà tuyển được người phù hợp làm lâu dài.

3. Check reference là tốt nhất đấy bạn ạ.

Vấn đề nghỉ việc không quan trọng nhưng cách họ nghỉ như thế nào, thái độ hợp tác ra sao mới quan trọng. Đạo đức ở đây được đánh giá cao, cho dù tiếp tục hay không thì vẫn nên giữ thái độ "đến sao - đi vậy" .

Bên cạnh đó, trong tâm lý chúng ta cũng có 1 loạt các kỹ thuật để phát hiện nói dối:

- Phát hiện nói dối qua Ngôn ngữ hình thể
- Phát hiện nói dối qua Trạng thái cảm xúc
- Phát hiện nói dối qua Cử chỉ giao tiếp khi bị kết tội
- Phát hiện nói dối qua Nội dung câu nói
- Phát hiện nói dối qua Cách diễn đạt câu nói
- Phát hiện nói dối qua Trạng thái tâm lý
- Phát hiện nói dối qua Các dấu hiệu tổng hợp

Để hiểu 7 vấn đề trên thì chúng ta sẽ phải đi học một lớp tâm lý. Thời gian thì eo hẹp, vậy làm sao. Dưới đây có thể là một vài chỉ dẫn để bạn làm công việc tuyển dụng tốt hơn:

1. Nụ cười gượng gạo: Những kẻ nói dối thường khó có thể có nụ cười tự nhiên (nụ cười thật thường có nếp nhăn nơi khóe mắt. Trong khi nụ cười giả tạo chỉ có liên quan đến miệng).

2. Thời gian phản ứng bất thường: Khi lời nói dối được lên kế hoạch và có sự chuẩn bị thì thường trả lời nhanh hơn so với thông thường. Tuy nhiên, trong những tình huống bất ngờ, kẻ nói dối thường phản ứng lâu hơn - như một quá trình ứng chế lời nói thật và có thời gian suy nghĩ lời nói dối mà các chuyên gia tâm lý đã lý giải.

3. Điệu bộ khi nói: Khi nói dối, âm vực của người nói sẽ tăng cao hơn. Ngoài ra, lời nói thì lan man, ngôn từ được chọn lọc, không trả lời chính xác câu hỏi, nói lắp, sử dụng các câu lòng vòng như: “theo hiểu biết của tôi”, “có thể là tôi sai”…

4. Tiết nước bọt: Những kẻ nói dối thường hay nuốt nước bọt hoặc thường có nhu cầu uống nước hoặc liếm môi khi nói.

5. Đồng tử giãn nở: Một tín hiệu phi ngôn ngữ khác mà hầu như không thể giả tạo được là sự giãn nở của đồng tử mắt. Khi nói dối thường kích thước của con ngươi mắt sẽ lớn hơn thông thường do sự căng thẳng và mất tập trung.

6. Chớp mắt: Tỷ lệ chớp mắt chậm lại cũng cho thấy người đó đang nói dối hoặc duy trì tỷ lệ thấp khi nói dối. Nhưng sau khi nói dối, tỷ lệ chớp mắt đột nhiên tăng vọt (đôi khi gấp 8 lần so với thông thường).

7. Cử động bàn chân: Khi nói dối, sự căng thẳng và âu lo sẽ hiện rõ thông qua việc cử động bàn chân tăng lên. Chân sẽ động đậy hoặc đan cài vào nhau. Đôi khi chân được duỗi ra rồi gập lại ngay để giảm bớt sự căng thẳng.

8. Sờ vào mặt: Mũi của một người sẽ không nở khi người đó đang nói dối. Nhưng nếu bạn để ý kỹ thì khi một ai đó nói dối hoặc nói quá lên so với sự thực thì họ thường vô thức đưa tay lên vuốt mũi mình. (Điều này có thể do một phần của adrenaline – hormon tuyến thượng thận, có tác động đối với hệ tim mạch, khi tăng adrenalin sẽ làm tăng huyết áp, tăng cường quá trình trao đổi khí, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng sự oxy hoá – giãn nở các mao mạch mũi và làm ngứa mũi.) Động tác che miệng khi nói cũng cho thấy họ đang nói điều sai sự thật.

9. Sự đối nghịch trong lời nói và cử chỉ: Khi lời nói và cử chỉ của một ai đó không ăn khớp với nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau như lắc đầu trong khi trả lời “có” hay cau mày và nhìn chằm chằm xuống đất trong khi nói với bạn là “đang hạnh phúc”. Đó là dấu hiệu cho thấy họ đã không nói thật hoặc có sự giằng xé bên trong giữa lời nói và suy nghĩ của họ.

10. Thay đổi cử chỉ: Thông thường, khi nói dối, con người ta thường cố lái cử chỉ của mình sao cho phù hợp với lời nói. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy những cử chỉ này không tự nhiên và liên tục được thay đổi. Những cử chỉ như cắn môi, xoa hay tay vào với nhau hay mân mê món đồ trang sức hoặc đưa tay vuốt tóc cũng có thể “tố cáo” họ đang nói dối.

11. Những biểu hiện nhỏ, thoáng qua: Cực kỳ khó để nắm bắt, nhưng nếu bạn nhận ra những biểu hiện nhỏ thoáng qua của một ai đó mâu thuẫn với những gì mà họ tuyên bố thì tin chắc rằng những gì bạn thấy không phải là những gì bạn vừa nghe.

12. Đảo mắt thăm dò: Điều này thường diễn ra sau khi thực hiện những hành vi không trung thực. Những kẻ nói dối sẽ ngay lập tức nhìn xuống và sau đó lại nhìn đối phương một lần nữa để thăm dò phản ứng của đối phương.

Đúng là có khá nhiều cách để check xem ứng viên có thành thật hay không ? Ứng viên nói dối hay nói thật. Chúc bạn thành công. Bạn còn có cách nào không ? Cùng share cho mọi người biết nhé.

4 thoughts on “Kỹ thuật đánh giá ứng viên có thành thật hay không dành cho recruiter ?

  1. Dường như việc đánh giá một người có đang thành thực hay không là khá khó, đặc biệt là lần đầu mới gặp. Các biểu hiện như cười gượng, nói lan man, vuốt mũi… hoàn toàn có thể gặp ở một người đang lo lắng, hồi hộp, hoặc đơn giản chỉ là thói quen.

    • Đồng ý với bạn Linh Vu, rất nhiều người có thói quen mà vi phạm những rules mà admin đã đưa phía trên. Như vậy có lẽ vuột mất ứng viên tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *