Đừng nhìn vào sai lầm mà quên đi cố gắng của họ

Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ?

Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cho nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy!

Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bắt đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon! Người vợ mỉm cười hạnh phúc!

Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạh, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!

Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng! Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!

St

Đọc bài này tự nhiên tôi lại nhớ đến đánh giá nhân sự. Và tôi nhớ đến 2 bài viết này:
- Các lỗi thường gặp trong quá trình đánh giá nhân sự p1
- Các lỗi thường gặp trong quá trình đánh giá nhân sự p2

Đánh giá nhân sự là cả 1 sự khó khăn mệt mỏi. Nó không hề đơn giản như đo đếm hay tính toán. Vì đơn giản nó có yếu tố con người trong đó. Yếu tố thiên biến vạn hóa. Hơn nữa chúng ta lại đang ở xứ sở hình chữ S nơi mà "1 bồ cái lý không bằng 1 tý cái tình" thì việc đánh giá nhân sự càng mệt mỏi hơn.

Lỗi hay tật cận thị trong đánh giá thường là lỗi phổ biến nhất khi tiến hành công việc này. Đôi khi, tôi, bạn, mọi người sẽ dùng cái cảm giác của mình, dùng cái sự khó chịu bởi thời tiết thay đổi để kết luận 1 ai đó làm được việc hay không. Và rồi có người phải chịu sự ấm ức khi ra đi.

Có lẽ cái thường đó là người cũ hay bị đánh giá yếu hơn người mới. Bạn có thấy, ở công ty bạn, những người mới vào thường lương cao hơn người cũ. Người cũ ở càng lâu thì lương có vẻ như càng thấp. Haizz. Rồi người cũ mang theo sự ấm ức ra đi tìm nơi chân trời mời. Ở đó họ lại reo nỗi ấm ức cho những người đã ở đó.

Vậy có cách nào để khắc phục thực tế đó ?

Nhiều anh chị em làm nhân sự đã nghĩ đến điều này. Tôi nghĩ từ điển năng lực với hệ thống bậc lương xếp theo bậc năng lực sẽ giải quyết được điều này. Nhưng xây dựng từ điển năng lực đâu có dễ và có được mấy sếp quyết tâm làm điều này. Cảm tính thường dễ dàng hơn. Những ai to mồm hay đòi lương thì sẽ được tăng lương. Còn những người không lên tiếng thì mãi đời lương vẫn vậy. Lương vẫn vậy thì lại bị đánh giá thấp đi.

Từ điển năng lực là một thuật ngữ và nếu bạn chưa hiểu thì xem ví dụ này : Năng lực hài hước trong bộ từ điển năng lực của Microsoft

Mong các nhân sự hãy nhớ: "Đừng nhìn vào sai lầm mà quên đi cố gắng của họ" :)

À, ví dụ này có thể dùng để gửi mail nhắc nhở các sếp khi đánh giá giữa hoặc cuối năm. Cứ phệt cái câu truyện này và ít lời dẫn là mọi người sẽ hiểu. Hiều thì sẽ đánh giá cẩn thận hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *