Nghị định 49, 50, 51 – 2013 và cách thức chuyển đổi từ lương hệ số sang lương khoán

Hôm nay tôi đọc được thông tin này tuy hơi cũ 1 chút nhưng chắc vẫn nóng hổi đối với nhiều anh chị nhất là các anh chị làm Hr trong doanh nghiệp nhà nước. : “Mình nhầm, bên mình đang sửa lại hệ số lương 205/2004/NĐ-CP sang lương khoán thì đúng hơn. Ở nghị định 49, điều 10 có ghi rằng

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.

Nói vậy chứ cho tới nay CTy mình cũng chưa làm lại thang bảng lương theo lương khoán.... Sếp cũng có vẻ không muốn đổi nên chưa có thêm thông tin để chia sẻ cùng bạn.”

Đọc kỹ, lần mò thì hóa ra cái nguyên nhân nó bắt nguồn từ điều 92 và 93 bộ luật lao động mới:
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Điều 92 về hội đồng tiền lương thì ta bàn sau. Chúng ta sẽ bàn chính vào điều 93. Vì cái điều 93 này khá khó hiểu nên nhà nước mới cho ra đời cái nghị định Số: 49/2013/NĐ-CP . Và nghị định này tự dưng lại thêm 1 câu khá hóc búa làm nhiều người đau đầu:

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1.
2.
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.

Thế mới sinh nên truyện. Và vì cái khoản này nên chính phủ tiếp tục cho ra đời cái nghị định Số: 50/2013/NĐ-CP : NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Xem thêm những điểm mới cần lưu ý về nghị định 50,51 của chính phủ so với 49 ở đây

Ở nghị định này thì chính phủ quy định rõ hơn:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là công ty).

Điều 4. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
Công ty xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và thực hiện chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.

Ôlala, các sếp không thể tránh được rồi nhé. Ở phía dưới nghị định 50 này là một loạt các điều hướng dẫn thực hiện việc xây dựng bảng lương khoán. Đọc kỹ thì thấy là nghị định hướng dẫn và quy định là công ty phải xây dựng bảng lương cho nhân viên. Nhưng còn các sếp to thì sao? Và để trả lời câu hỏi đó, Chính phủ lại tiếp tục cho ra đời 1 nghị định nữa - Số: 51/2013/NĐ-CP : NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO, TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN, TỔNG GIÁM ĐỐC HOẶC GIÁM ĐỐC, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HOẶC PHÓ GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Chủ tịch và thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Kiểm soát viên chuyên trách, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng (sau đây gọi chung là viên chức quản lý chuyên trách).
Viên chức quản lý chuyên trách nêu tại Khoản 1 Điều này không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Chủ tịch và thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách (sau đây gọi chung là viên chức quản lý không chuyên trách).
3. Cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung là chủ sở hữu).

Tất nhiên là ở dưới có 1 loạt các điều hướng dẫn để thực hiện. Càng đọc xuống cuối lại càng thú vị. ACE có biết lương cơ bản cao nhất trong công ty nhà nước là bao nhiêu không ? Nếu chưa biết anh chị em vui lòng nhìn vào bảng ở dưới:

Lan man ở đầu khá nhiều, giờ mới đến câu hỏi mà tiêu đề đã đề cập. 3 cái nghị định trên quy định rất nhiều và rất dài. Ngay cả việc đọc hết cũng là một điều khá khó rồi hướng chi là làm nó. Chuyển từ cơ chế lương nhà nước sang lương khoán là 1 truyện hệ trọng. Không phải cứ hô khẩu hiệu rồi làm ngay được. Vậy làm như thế nào?

Tôi có may mắn được tham gia 1 dự án tư vấn cho Habeco để thực hiện trả lời câu hỏi trên. Câu trả lời ngắn gọn trong: “Mô tả công việc – Đánh giá hiệu suất – Lương thưởng”

1.Bản mô tả chức danh công việc (JDs)
2.Tiêu chí đánh giá giá trị công việc
3.Bảng kết quả đánh giá và khung bảng lương vị trí

Danh mục các tài liệu liên quan đến lương và đánh giá hiệu suất công việc

Vậy thôi, nhưng để làm được như thế này quả là không dễ dàng gì. Mỗi 1 cái gạch đầu dòng là cả 1 khối lượng công việc cực kỳ lớn và cần 1 team khoảng 5 người tiền hành trong vòng 4 tháng cho mỗi hạng mục. Nếu sếp nào đó nói rằng nội tại phòng Hr có thể làm được thì mong sếp suy nghĩ lại. Chắc chắn phòng tổ chức hành chính không thể làm được.

Chủ đề này khá hay, và hứa hẹn tôi sẽ tiếp tục ở một bài khác.

Tải 3 nghị định ở đây: Nghị định 49, 50, 51/2013 ND CP

4 thoughts on “Nghị định 49, 50, 51 – 2013 và cách thức chuyển đổi từ lương hệ số sang lương khoán

  1. Nguyễn An Nguyên 25.04.2015 at 11:31 - Reply

    Đề tài này rất hay, không biết anh Cường có thể gửi mail cho mình để hẹn một cuộc hẹn không? Minh không có địa chỉ mail của anh Cường. Cám ơn Anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *