Chuẩn bị cái gì khi đi gặp Phòng lao động thương binh và Xã Hội để giải quyết tranh chấp lao động ?

Mong Kinh cận gửi câu hỏi này lên blog để các anh chị chuyên gia tư vấn giúp mình việc này với:

Bạn A là nhân viên kinh doanh của Cty. Sau 1 thời gian dài làm việc không hiệu quả, kể cả sau khi GĐ cảnh báo là nếu trong 2 tháng tiếp theo không có HĐ bán hàng Cty sẽ chấm dứt HĐLĐ với nhân viên này. Ngày 1/10/2013 trong cuộc họp phòng KD, GĐ đã chính thức thông báo Cty sẽ chấm dứt HĐLĐ với bạn A sau 45 ngày kể từ ngày 1/10/2013. Ngày 15/11/2013, bạn A chính thức nghỉ và đã nhận lương đến hết ngày 15/11/2013.

Ngày 24/2/2014, A viết thư đề nghị Công ty thanh toán tiền lương tháng 13 theo HĐLĐ cũ đã ký với Công ty(trong HĐLĐ cũ này có nêu: tháng lương thứ 13 người lao động sẽ được nhận vào cuối năm và được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc trong năm) nhưng sau đó CTy đã ký lại HĐLĐ với toàn bộ nhân viên theo form mới, theo HĐ này mọi ché độ và quyền lợi của NV đều được ghi là: theo quy định của Cty.

Sau khi nhận được thư yêu cầu này, Cty có gửi lại thư trả lời cho A với nội dung là bản HĐ cũ A đưa ra để đòi tháng lương thứ 13 là không hợp lệ vì đã có bản HĐLĐ mới & Cty sẽ không thanh toán tiền lương tháng 13 cho A vì đã chấm dưt HĐLĐ trước thời điểm Công ty có quyết định chi thưởng.

Sau đó A đã gửi đơn lên Phòng lao động thương binh và XH về việc này và Công ty nhận được giấy mời đến giải quyết tranh chấp lao động.

Cám ơn kính cận rất nhiều.

Theo anh chị và các bạn thì chúng ta nên làm gì bây giờ nhỉ ?

6 thoughts on “Chuẩn bị cái gì khi đi gặp Phòng lao động thương binh và Xã Hội để giải quyết tranh chấp lao động ?

  1. Theo tôi, vấn đề này cần phải xác nhận lại một số thông tin: Hợp đồng mới khi Cty ký lại với toàn thể người lao động có trái với thỏa ước lao động tập thể không, nếu không trái với thỏa ước thì thỏa ước đã được ký có hợp pháp không. Nếu các thủ tục đều đúng quy định thì anh A sẽ không được nhận lương tháng 13 (trong trường hợp anh A được Cty cho thôi việt đúng quy định của pháp luật).

  2. Hoàng Thảo 08.04.2014 at 12:05 - Reply

    Anh cần chuẩn bị tất cả văn bản pháp lý liên quan đến quan hệ lao động giữa Công ty và nhân viên A: Như hợp đồng lao động cũ, hợp đồng lao động mới, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động…chứng từ lương chi trả cho nhân viên A.
    Ở đây anh không nêu rõ hợp đồng lao động mới ký lại với toàn bộ nhân viên vào thời điểm nào, theo em đọc nội dung trên thì Công ty chưa ký lại hợp đồng lao động mới với nhân viên A.
    Anh cũng nói 01/10/2013 “trong cuộc họp phòng KD, GĐ đã chính thức thông báo Cty sẽ chấm dứt HĐLĐ với bạn A sau 45 ngày kể từ ngày 1/10/2013” Vậy GĐ bên anh thông báo cho nhân viên A bằng văn bản hay bằng miệng, nếu bắng miệng những ai làm chứng, có ghi âm không? Và lúc đó A có phản hồi gì không. Một điểm nữa là Anh không nêu rõ hợp đồng bên anh ký với nhân viên A đến thời điểm bên anh thông báo chấm dứt là hợp đồng lao động loại nào, nếu suy ngược thông báo của bên anh trước 45 ngày, thì có thể hợp đồng bên anh với nhân viên A lúc đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn:Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng này người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước “45 ngày làm việc” chứ không phải 45 ngày theo ngày tháng như bên anh tính, tức là phải trừ đi các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết…Và việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Công ty và nhân viên phải tuân theo trình tự thủ tục giải quyết của pháp luật lao động: cụ thể trường hợp này “Sau 1 thời gian dài làm việc không hiệu quả, kể cả sau khi GĐ cảnh báo là nếu trong 2 tháng tiếp theo không có HĐ bán hàng Cty sẽ chấm dứt HĐLĐ với nhân viên này” đối chiếu với luật thuộc mục a, khoản 1 điều 38 “a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;” Trường hợp này người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động và có biên bản xử lý kỷ luật hai lần trước khi ra thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
    Về việc A viết thư đề nghị Công ty thanh toán tiền lương tháng 13 theo HĐLĐ cũ, nếu Công ty chưa làm lại hợp đồng lao động mới với A ở thời điểm Công ty thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì HĐLĐ đã ký là văn bản hợp lệ. Trong hợp đồng này không quy định cụ thể tháng lương 13 được chi trả vào thời điểm nào mà chỉ nói là “cuối năm”, nếu Công ty không có văn bản khác quy định khoản này thì …Tóm lại là mình không được đọc hợp đồng nên khó tư vấn cho bạn.
    Những vấn đề bạn nói trên nếu không có chứng cứ rõ ràng thì Công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Bạn có thể scan rồi gửi mail cho mình nếu như bạn muốn, mình sẽ tư vấn giúp bạn trong khả năng của mình.
    [email protected]

  3. Công ty cho A nghỉ rồi mới ký lại HĐ với các nhân viên khác , vậy đâu có ký HĐ mới với anh A. Như vậy thì hợp đồng cũ là hợp đồng hợp lệ, Vậy thì chắc chắn công ty bạn phải chi trả lương tháng 13 tính theo thời điểm anh A nghỉ rồi. Thêm nữa lúc mà công ty đưa ra chỉ tiêu doanh số bán hàng cho anh A có đưa ra bằng văn bản ký kết 2 bên không ( ví dụ: bản cam kết làm việc hưởng lương theo doanh số…?), thang bảng lương theo doanh số đã được đăng ký hay không, qui định rõ bao nhiêu lâu mà không có doanh số thì được đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Túm lại là phải thế hiện ra bằng văn bản và NLĐ phải biết đến nó thông qua chữ ký của họ. Vậy mới có cơ sở để đưa ra bằng chứng việc công ty cho NLĐ nghỉ việc vì không đủ năng lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *