Tiêu chí tuyển dụng – phải có chai tay mới được làm công nhân

Đợt này rộ lên thông tin Việt Nam ta có mấy trăm nghìn người vừa tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm. Thực ra tôi thì đoán là chưa có việc làm đúng chuyên ngành đã học. Chứ thanh niên từng ý tuổi, thất nghiệp thì chết đói chứ ai nuôi. Có thể họ làm A làm B là C hay làm gì đó. Ví dụ như làm công nhân chả hạn. Nhắc đến chuyện làm công nhân lại nhớ đến 1 bạn thực tập hồi trước ở chỗ tôi. Bạn ý học quản trị nhân lực. Một hôm, thấy bạn xin về quê để đi tuyển. Sau thấy báo là được tuyển và sẽ phải sang Trung Quốc đào tạo 2 tháng. Hỏi kỹ mới thấy có vẻ như người ta tuyển làm công nhân. Và còn hứa hẹn sẽ cho lên làm quản lý. Đọc mấy bài viết gần đây nói về việc thi tuyển công nhân mới thấy bạn tôi giỏi. Qua được các vòng tuyển dụng.

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảng và mỗi nghề mỗi kiểu. Tuyển dụng công nhân người ta cũng có những tiêu chí và thủ thuật riêng. Cái sự tìm người phù hợp với công việc công nhận gian nan. Và tôi tin nếu cái bạn tốt nghiệp bằng giỏi ở Học viện Ngân Hàng trong bài viết này: http://blognhansu.net/2014/08/20/sinh-vien-hoc-vien-ngan-hang-cam-thay-bi-xuc-pham-khi-nhan-thong-tin-loai-cua-nha-tuyen-dung/ hẳn cũng sẽ bị loại khi đi thi tuyển làm công nhân. Trong những tiêu chí tuyển dụng công nhân, có một tiêu chí rất lạ để tuyển đó là xem xem tay ứng viên có chai không để đánh giá.

Theo như đúng tiêu chí trong clip thì thôi sẽ qua vì may quá tôi cũng có chai tay. :) Hồi những năm 90, lúc đó đất nước còn nghèo, tôi cũng hay thường đi mót củi để mang về cho mẹ nấu cơm.

Chủ nhật, nhân lúc chưa ăn cơm, tôi ngồi đọc seri các bài viết về công nhân mới thấy lắm cái bi hài và khổ cực. Liệu mấy bài viết này có viết quá không anh chị em làm Hr ở nhà máy ?

- http://danviet.vn/xa-hoi/bi-hai-cu-nhan-giau-bang-xin-lam-cong-nhan-tay-khong-bi-chai-moi-ve-471772.html
- http://danviet.vn/xa-hoi/bi-hai-cu-nhan-giau-bang-xin-lam-cong-nhan-quan-trong-la-phai-biet-chui-nhau-472209.html

Chi tiết về những chuyện bi hài mời cả nhà click vào các link ở trên. Dưới đây tôi xin được trích phần tôi quan tâm nhất, đó là quy trình tuyển dụng và tiêu chí tuyển dụng:

Vừa bước chân vào phòng, yêu cầu chúng tôi đứng xếp hàng theo đúng vạch kẻ trước bàn, sau đó ông ta quay sang nói với nữ phiên dịch tên Sang, yêu cầu từng lao động đưa tay cho ông ta kiểm tra. Ông ta lần lượt cầm bàn tay của 2 lao động kiểm tra chai tay và ký vào biên bản nhận người. Đến lượt tôi, ông ta thận trọng mở hồ sơ rồi nắm lấy tay tôi sờ qua sờ lại, ấn vào lòng bàn tay và lắc đầu lia lịa.

“Ông ta nói tay chị không có vết chai tay. Không có chai tay nghĩa là chị lười, không chăm làm việc” - Sang nhìn tôi nói.





Quy trình “lọc” cử nhân

Người phỏng vấn tôi là cán bộ nhân sự tên M yêu cầu tôi giới thiệu về gia đình và bắt đầu kiểm tra hồ sơ.

- Em học ĐH ra à?
- Không ạ, em chỉ học phổ thông thôi.
- Em không cần nói dối, em không nói thì các chị cũng có nghiệp vụ để biết là em tốt nghiệp ĐH.
- (PV e ngại) Vâng, em học ĐH Sư phạm ra nhưng vì nhà nghèo quá không có tiền xin việc, nên em phải đi làm công nhân.
- Em học cao thế có làm ở đây lương cũng chỉ như các bạn không học gì thôi.
- Nhưng em chấp nhận mà chị. Chị giúp em với.
- Không được đâu em. Em tìm công việc khác phù hợp hơn mà làm.

Kiên nhẫn đợi tới cuối ngày, tôi được biết trong số gần 500 người cùng dự tuyển với mình hôm đó, có tới hơn 1 nửa bị loại vì “tội” có bằng cử nhân. Tuy nhiên, một nửa số qua được “quy trình loại cử nhân” cũng không ít người là cử nhân nhưng giấu được thân phận.

Quay lại chuyện bạn tôi ở trên. Bạn ý đã không về quê và ở lại trên Hà Nội. Giờ bạn đang làm chuyên viên Nhân sự cho 1 công ty. Công ty này cũng khá to. Thế mới biết người đã có thể qua được vòng phỏng vấn công nhân thì ắt có thể sẽ qua được vòng phỏng vấn các vị trí khác. :) Liệu anh chị và các bạn còn có thủ thuật và tiêu chí gì khác để phân biệt được ai làm công nhân và ai là cử nhân kỹ sư không ?

Dành cho các bạn đi tìm việc: Các bạn định dùng sách lược này (video ở dưới) để tiến thân chưa chắc đã thành công đâu nhé. Mấy anh chị làm Nhân sự ở các nhà máy giờ họ cũng tinh lắm. Dù dấu bằng đi thì họ vẫn biết đấy.

Trong số 20 bộ hồ sơ được PV NTNN chuẩn bị để “rải” ở khắp các khu công nghiệp từ Hà Nội tới Thanh Hóa có 14 hồ sơ để nguyên tình trạng (là cử nhân, có bằng ĐH), 6 bộ được thay đổi lý lịch cá nhân từ độc thân thành có gia đình, chỉ khai tốt nghiệp THPT cho phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng. Kết quả, sau một tuần vật vờ ở khu công nghiệp, 14 hồ sơ nộp kèm bằng ĐH đều đã bị loại ngay “từ vòng gửi xe”. 6 hồ sơ chỉ khai tốt nghiệp THPT thì được nhận nhưng có tới 4 công ty phát hiện “khai man” hồ sơ và loại nốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *