Năng lực hài hước trong bộ từ điển năng lực của Microsoft

Có lẽ nhà báo không hề biết rằng đây là một thứ quý giá. Nhớ lại cái hồi chị trưởng phòng HR của microsoft đến CMC chia sẻ kinh nghiệm. Đây là một phần trong bộ từ điển năng lực của Microsoft mà mình chỉ được nhìn chứ không được chạm vào. Quá đầy đủ :D Bài hay. Bài hay! :)

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/70624/thanh-cong-tu-hai-huoc-kieu-microsoft.html

1. Cấp bậc và định nghĩa năng lực:

Lưu ý: Hài hước quá đà

- Có thể làm gián đoạn tiến trình làm việc của nhóm bằng sự hài hước không đúng lúc hoặc không phù hợp
- Có thể sử dụng khiếu hài hước để làm chệch hướng những rắc rối và vấn đề thực
- Có thể sử dụng khiếu hài hước để chỉ trích người khác và che đậy một sự công kích
- Có thể sử dụng khiếu hài hước để mỉa mai hoặc hoài nghi
- Có thể bị cho là chưa trưởng thành hoặc thiếu nghiêm túc
- Khiếu hài hước của ai đó có thể bị hiểu nhầm

2. Các câu hỏi để đánh giá tiêu chí năng lực hài hước:

Để nâng cao năng lực này, hãy thường xuyên tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

- Khi đối mặt với một tình huống có thể khó khăn, hài hước có tác dụng không? Nó có thể mang đến một kết quả tốt hơn không?
- Mình có hài hước hơn mình nghĩ không? Ai có thể đưa ra một đánh giá trung thực về khiếu hài hước của mình?
- Mình có thể bắt đầu một cuộc họp, bài thuyết trình, một cuộc trò chuyện tiếp theo bằng cách kể một câu chuyện cười không?
- Những tình huống hài hước nào trong cuộc sống đã dạy cho mình những bài học?

Để tránh hài hước quá đà, hãy hỏi bản thân:

- Năm ngoái mình đã sử dụng khiếu hài hước không đúng thời điểm vào lúc nào? Nó có thể phản tác dụng khi nào?
- Biết một số người có thể dễ bị tổn thương hơn mình, vậy việc sử dụng sự hài hước có làm mọi người mất vui không? Có bao giờ mình đang làm tổn thương người khác nhưng mình không biết không?
- Mình có nên tránh việc thảo luận hay giải quyết một vấn đề bằng cách làm trò đùa không?

3. Những câu hỏi phỏng vấn về năng lực hài hước:

- Hãy kể cho tôi nghe một trường hợp bạn sử dụng khiếu hài hước trong bài thuyết trình. Nó có hiệu quả không? Nếu bạn phải thực hiện bài thuyết trình này một lần nữa, bạn sẽ thay đổi nó như thế nào?
- Hãy kể cho tôi nghe về chuyện gì đó hài hước xảy ra ở nơi làm việc. Nó có lợi gì?
- Hãy kể cho tôi nghe một tình huống mà khiếu hài hước không có hiệu quả theo cách mà bạn mong đợi. Bây giờ bạn sẽ tiếp cận tình huống đó như thế nào?
- Hãy kể cho tôi trường hợp bạn sử dụng khiếu hài hước để giảm bớt căng thẳng. Kết quả là gì? Bạn học được điều gì từ tình huống đó? Bạn có thể áp dụng những gì mình đã học được cho một tình huống mới thích hợp với việc sử dụng khiếu hài hước?

4. Đào tạo năng lực hài hước

Tự học:

- Nơi nào có thể hài hước: Những chủ đề được nhất trí là gây cười là những kẻ keo kiệt, những lái xe tệ, những người đãng trí… Những thứ gây buồn cười ở công sở như: các thuật ngữ, bản ghi nhớ, các quy định mỉa mai…
- Tự hài hước: tự hài hước luôn luôn an toàn và bạn được những người khác đánh giá là một người lạc quan và được tôn trọng hơn.
- Vui vẻ hơn: Có một số chiến thuật hài hước cơ bản: sử dụng sự cường điệu, sự hoán vị, ngắn gọn, cắt bỏ những từ không cần thiết. Sự hài hước làm cô đọng những yếu tố thiết yếu của một tình huống, giống như một văn bản tốt có thể làm. Hãy ghi lại những điều hài hước xung quanh để bạn có thể nhớ chúng.
- Hãy để người khác thể hiện khiếu hài hước: Đôi khi những người không hài hước lắm (hoặc rất nghiêm túc) lạnh nhạt và không chào đón sự hài hước của người khác. Khi bạn không làm gì để không khí trở nên vui vẻ và hài hước hơn thì hãy để người khác làm điều đó.

Những biện pháp bổ sung:

- Luyện tập những kĩ năng hài hước, vô thưởng vô phạt như tung hứng, khiêu vũ trong ô vuông để thấy bản thân mình trong những điều kiện học tập khác nhau, ít tính cá nhân hơn hay căng thẳng hơn. Tự hỏi tại sao cái này dễ, trong khi phát triển các kĩ năng cá nhân/ quản lý lại khó. Hãy thử cái gì đó khó hơn với những chiến thuật tương tự.
- Học từ kinh nghiệm, thông tin phản hồi và từ người khác.
- Sử dụng nhiều tấm gương

Ví dụ như ai có khả năng sử dụng khiếu hài hước hiệu quả? Hãy quan sát rộng hơn ngoài công việc và những đồng nghiệp của bạn. Ví dụ như các giáo sĩ, bạn bè, những cặp vợ chồng hay các lãnh đạo cộng đồng cũng là những tấm gương hay.

- Nhận thông tin phản hồi từ bạn bè, đồng nghiệp.

Bạn bè và đồng nghiệp của bạn có thể sẽ không nói thẳng nếu họ đang cạnh tranh với bạn. Một số người có thể sẽ phóng đại khả năng của bạn. Bạn phải đánh giá mức độ tin cậy của các mối quan hệ và chất lượng của thông tin phản hồi.
- Học từ những điều tồi tệ đã xảy ra.

Những điều tồi tệ có thể xảy ra với tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều có những ông chủ tồi, những nhân viên tồi, những tình huống, những nhiệm vụ vô vọng và bất khả thi và những hậu quả ngoài ý muốn. Chúng sẽ mang đến cho bạn những rắc rối nhưng quan trọng là cách bạn học hỏi từ chúng.

- Học từ những tình huống xấu

Tất cả chúng ta đều thấy chính mình trong những tình huống xấu bất cứ lúc nào. Những ý định tốt trở nên tồi tệ. Những nhiệm vụ và mục tiêu bất khả thi. Những dự án vô vọng. Mặc dù bạn không thể thể hiện tốt thì bí quyết là: ít nhất hãy rút ra bài học và sự sáng suốt.

Bạn có thấy đây là 1 năng lực không ? Ban đầu là chúng ta có: BẢNG ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN CẤP ĐỘ NĂNG LỰC >> BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC >> BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN CÓ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU NĂNG LỰC >> BỘ ĐÀO TẠO. Rất đầy đủ về 1 năng lực.

One thought on “Năng lực hài hước trong bộ từ điển năng lực của Microsoft

  1. Pingback: Hướng dẫn cách xây dựng bài phỏng vấn tuyển dụng | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *