Bảng so sánh điểm mới của BHTN trước và sau 1/1/2015

Phải những người có diễm phúc được đóng BHTN mới biết sự thay đổi này tác động thế nào. :)

Nói chung là càng đọc kỹ luật càng thấy thất nghiệp để được hưởng BHTN cũng chả dễ thế nào. Ví dụ: hàng tháng BHTN sẽ giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp, quá 2 lần giới thiệu mà mình không làm là họ cũng cắt tiền lĩnh.

Nhìn vào bảng ta sẽ thấy:
- Cũ: Đóng đủ 36 tháng BHTN thì được hưởng 60% của 6 tháng.
- Mới: chỉ hưởng 3 tháng, và phải đủ 72 tháng mới được hưởng 6 tháng BHTN

Vì thế ai đang ở trạng thái bấp bênh nên nghỉ ngay còn được nhận 6 tháng. Không là chỉ được 3 tháng thôi. :) Đùa chút, tôi nghĩ thể nào nhà nước cũng điều chỉnh theo kiểu: sẽ tính với những sổ mới từ 1/1/2015. Các sổ cũ thì vẫn tính như cũ. Hoặc là có một cách nào đó dung hòa. Chứ như thế này thì hơi thất thường. Ai không để ý thì coi như toi.

À, mọi người xem thêm cả bài này nữa để biết tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp: http://blognhansu.net/2014/10/07/ty-le-dong-bhxh-bhyt-bhtn-qua-cac-nam-la-bao-nhieu/

Hôm nay 23/10 được thầy Người Đưa Tin góp ý. Cả nhà đọc thêm để nắm thông tin nhé

Thầy so sánh về trợ cấp BHTN theo bảng này là không đúng
Thầy xem lại cách tính trợ cấp thất nghiệp, Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm 1.1 và 1.7 Khoản 1 Mục II Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH

1.1. Mức trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp do không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Ví dụ:Ông Nguyễn Văn Khang đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01.01.2009 đến ngày 14.01.2012 và có 2 tháng (tháng 10 và tháng 11 năm 2011) không đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; tháng 1.2012 bị chấm dứt hợp đồng lao động, các tháng liền kề trước khi thất nghiệp có mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Tháng 05.2011: 2.450.000 đồng;
Tháng 06.2011: 2.750.000 đồng;
Tháng 07.2011: 2.750.000 đồng;
Tháng 08.2011: 2.950.000 đồng;
Tháng 09.2011: 2.800.000 đồng;
Tháng 12.2011: 2.650.000 đồng;

Như vậy, nếu ông Nguyễn Văn Khang đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:

- Mức tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề là:
(2.450.000 đồng/tháng + 2.750.000 đồng + 2.750.000 đồng + 2.950.000 đồng + 2.800.000 đồng + 2.650.000 đồng): 6 = 2.725.000 đồng/tháng.

- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng ông Nguyễn Văn Khang được nhận là:
2.725.000 đồng/tháng x 60% = 1.635.000 đồng/tháng.

Cám ơn thầy Người Đưa Tin | facebook.com/Leminhtri. Tái bút: Bức ảnh trên không phải của KC nhé!

Ngày 15/12: Để mọi người rõ rõ hơn nữa, thân mời cả nhà đọc thêm bài này: Bảo hiểm thất nghiệp: Những thay đổi cơ bản có hiệu lực từ 1/1/2015

I. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định hiện hành, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là người sử dụng lao động (NSDLĐ) sử dụng từ 10 người lao động (NLĐ) trở lên và NLĐ Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Kể từ ngày 01/01/2015, đối tượng bắt buộc tham gia BHTN bao gồm tất cả NSDLĐ có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ và mở rộng thêm đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng bên cạnh NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn.

Lưu ý, trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì NLĐ và NSDLĐ của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.

II. Người giúp việc không tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm có hiệu lực từ 1/1/2015 mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia BHTN. So với quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc làm sẽ có thêm NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên mới phải tham gia BHTN.

Tuy nhiên, NLĐ giúp việc gia đình hoặc đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia BHTN.

III. Các quyền lợi khi tham gia BHTN

Bên cạnh các quyền lợi khi tham gia BHTN theo quy định hiện tại như trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, Luật Việc làm đã bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

IV. Tiền lương làm căn cứ đóng BHTN

Theo quy định mới, tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH.

Mức đóng BHTN tối đa sẽ không quá 20 tháng lương tối thiểu vùng (đối với NLĐ đang hưởng lương theo mức do NSDLĐ quyết định).

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì áp dụng bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm đóng BHTN. Khác với quy định hiện tại căn cứ vào mức lương tối thiểu chung.

V. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Luật Việc làm, NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện có phần chi tiết, khắt khe hơn so với quy định hiện tại, cụ thể:

1. Khi chấm dứt HĐLĐ, trừ các trường hợp sau đây:
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

( Tức NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.)

2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn. “Đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, NLĐ phải đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.”

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ một số trường hợp như: thực hiện nghĩa vụ quân sự; bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù,…

VI. Mức và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Theo quy định mới, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của NLĐ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp “nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ”, trong khi quy định hiện tại không giới hạn về mức tối đa.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN. Theo đó, NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ mỗi 12 tháng đóng đủ thì NLĐ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là không quá 12 tháng.

Thời gian tham gia BHTN để tính hưởng trợ cấp sẽ tính bằng tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN (liên tục hoặc không liên tục) mà NLĐ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì để được hưởng BHTN, họ phải có đủ 12 tháng tham gia BHTN trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng (đối với các loại hợp đồng khác thì điều kiện này là có đủ 12 tháng tham gia BHTN trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt)

VII. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Về cơ bản, các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm kế thừa các quy định hiện hành tại Luật BHXH và có bổ sung một số trường hợp như: NLĐ thực hiện nghĩa vụ công an; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam.

Trong một số trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như: do tìm được việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự,… NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHTN làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.

Trong khi theo quy định hiện tại, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần bằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp.

Ngọc Anh (Tổng hợp) | nguoiduatin.vn | KC chỉnh sửa lại cho dễ theo dõi và hợp lý hơn.

35 thoughts on “Bảng so sánh điểm mới của BHTN trước và sau 1/1/2015

  1. Aime Đà Lạt 25.11.2014 at 11:21 - Reply

    Các anh chị thấy quy định về BHTN trong Luật Việc làm mới có gì hay hơn các qdinh cũ ko ạ? tầm nhìn em nó chưa đc rộng cho lắm

  2. luật này ra năm 2015 thấy nhiều bất lợi cho nld quá. ai mà làm đủ 3 năm thì cũng như 1 năm. luật này khuyến khích nld làm 1 năm tranh thủ nghỉ việc để được hưởng trợ cấp. luật mới ra về tình về lý đều ko thấy hỗ trợ dc gì cả. chi thấy nâng cao số lượng người thất nghiệp hơn thôi. chán

  3. Các bác cho em hỏi,
    Luật tính dựa trên ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay ngày làm hồ sơ thất nghiệp .. Em muốn né luật 2015 ..hix

  4. Mình dự định nghỉ vào cuối tháng 12 này liệu có được hưởng như năm 2014 hay là phải hưởng như 2015? Mình đóng bảo hiểm được 40 tháng rồi. Nếu mình nộp hồ sơ thất nghiệp trước 31/12/2014 thì vẫn tính theo luật 2014 hay luật 2015

  5. Trần Thị Kim Trinh 26.12.2014 at 21:00 - Reply

    Quí định mới cửa BHTN rõ ràng có quá nhiều bất thường, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quyền lợi mất quá nhiều quá bức xúc.

  6. Trần Thị Kim Trinh 26.12.2014 at 21:05 - Reply

    Tình trạng này không tham gia BHTN còn hơn, không có gì hấp dẫn chán chết

  7. đàm thị biên 31.12.2014 at 09:51 - Reply

    Mình được hưởng 6 tháng BHTN.khai bao đến tháng thứ 3 thì có việc làm nhưng mình chưa xin được HĐLĐ thì có được hưởng trợ cấp nữa không.ban nào biết thì tư vấn cho mình với.cam on!3

  8. Cho em hoi chut la: Nhung ho so huong bao hiem that nghiep nop vao nhung thang 10,11 hoac 12 cua nam 2014 thi ap dung luat nao khi muon lam thu tuc linh 1 lan?
    VD : em nop ho so vao thang 10, thi thang 11 va thang 12 duoc linh tro cap that nghiep roi. Khi em tim duoc viec lam moi, thi cuoi thang 30/12/2014 em mang hop dong len lam thu tuc 1 lan. Vay em co duoc huong not so thang con lai khong? hay lai bi ap dung luat nam 2015 Neu bi ap dung luat nam 2015 thi xin loi doi qua nho.

    • Mình nghĩ bạn sẽ được áp dụng luật cũ. Tuy nhiên để chắc chắn bạn nên đến nơi trợ cấp thất nghiệp và hỏi xem sao. Hi vọng đời bạn không quá nhọ :)

    • BHTN tuy có qui định như vậy tuy nhiên hiện tại cơ quan BHTN vẫn còn lúng túng rất nhiều. Hiện tại cũng chưa mạnh tay khi giải quyết thấu đáo thắc mắc của NLĐ, tuy nhiên những qui định mới này cho thấy lợi ích khi tham gia BHTN so với trước ngày một giảm. Ngoài ra BHXH, BHYT cũng ngày một khó khăn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *