Cách xây và mẫu thang bảng lương theo nghị định 49/2013 NĐ – CP

Cách xây và mẫu thang bảng lương theo nghị định 49/2013 NĐ – CP

Tiếp tục về chuỗi bài viết liên quan đến các nghị định 49, 50, 51/2013 NĐ – CP. Như chúng ta biết ở bài viết trước: các công ty nhà nước bị bắt buộc phải chuyển bảng lương từ lương hệ số sang lương khoán. Tức là …. Trước khi viết tiếp, mời cả nhà cùng đọc một số câu hỏi của các anh chị em khác về vấn đề này:

**

Xây dựng thang bảng lương theo nghị định 49/2013/NĐ-CP
Em chào mọi người!

Công ty em là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đang đóng bảo hiểm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Nhưng Nghị định 205 đã hết hiệu lực thay bằng nghị định 49/2013/NĐ-CP. Hiện tại em không biết xây dựng thang bảng lương như thế nào, cách đóng bảo hiểm ra sao nữa. Em có hỏi cơ quan bảo hiểm và sở lao động thương binh xã hội nhưng không có hướng dẫn cụ thể gì cả. Hiện tại công ty em vẫn đóng bảo hiểm theo hệ số với mức lương là 1.150.000đ. Có anh chị nào làm bên mảng bảo hiểm cũng thuộc đối tượng áp dụng nghị định 49/2003 cần phải xây dựng lại thang bảng lương biết cách làm có thể hướng dẫn cho em được không ạ.

Em xin cảm ơn!

**

Cho mình hỏi khi xây dựng bảng lương thì mình có cần phải theo sát hệ số lương hiện đang hưởng (Công ty đang áp dụng bảng lương của Nghị định 205). Mình có thể xây dựng bảng lương 7 bậc cho công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh theo thứ tự bậc 1 đến bậc 7: (1 - 1,5 - 2 - 2,5 - 3 - 3,5 - 4) được không, khác só với bảng lương trong NĐ 205.

Khi thành lập hội đồng xây dựng thang bảng lương của Công ty thì Củ tịch HĐQT ra quyết định hay là Tổng Giám đốc.

Mức lương tối thiểu áp dụng cho bảng lương do cty xây dựng là mức lương TT chung hay TT vùng?

**

Trở lại ở phần đầu, … Tức là cái bảng lương giờ sẽ là một bảng mới mà trong đó thể hiện được đúng theo hướng trong nghị định:

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương được xác định:
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Do các đơn vị hỏi nhiều và đúng là khó xây thật nên nghị định 50 được ra đời và nói rõ hơn về cái nguyên tắc ở nghị định 49:

Theo nghị định 50, công ty phải xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp lương theo nghị định 49/2013/NĐ-CP và thực hiện chuyển xếp lương cho người lao động từ thang bảng lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP sang thang, bảng lương của công ty ban hành. >> Điều này thì rõ từ bài trước: http://blognhansu.net/2014/02/14/nghi-dinh-49-50-51-2013-va-cach-thuc-chuyen-doi-tu-luong-he-so-sang-luong-khoan

Một số nguyên tắc được bổ sung thêm:
Công ty quyết định quỹ tiền lương kế hoạch và tạm ứng tiền lương không vượt quá 80% quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề để trả cho người lao động.

Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân thực hiện.

Mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ tiền lương được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề, năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm so với năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề theo các nguyên tắc:
-Năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm giảm thì mức tiền lương thực hiện giảm so với so với thực hiện của năm trước liền kề;
-Năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm tăng thì mức tiền lương thực hiện tăng so với so với thực hiện của năm trước liền kề, trong đó năng suất lao động tăng 1% thì tiền lương được tăng thêm không quá 0,8%
-Bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân (theo năng suất lao động và theo lợi nhuận) phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động;
-Trường hợp không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương thực hiện được tính bằng mức tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (mức lương chế độ).

Ngoài ra, nghị định 50 quy định rõ về phân phối tiền lương tại điều 7. Trong đó, đáng chú ý là quy định về trích lập Quỹ dựng phòng : “Quỹ dự phòng của công tykhông được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện.”

Tiền thưởng của người lao động được thực hiện theo quy chế thưởng của công ty.Quỹ tiền thưởng của người lao động được trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty theo quy định của Chính phủ

Vậy là khá rõ. Cuối cùng thì cái bảng lương đi nộp cho cơ quan chủ quản sẽ trông như thế nào ? Qua tìm hiểu trên internet thì Cường thấy 1 số chỗ đưa ra bảng lương mẫu như thế này: Mẫu bảng lương theo nghị định 49/2013 NĐ - CP

Liệu có đúng là mẫu mà nhà nước cần ? Câu hỏi này cần phải xem xét. Nhưng mà nó vẫn gắn với hệ số. Thế thì rõ ràng là chưa đạt được mong muốn của nghị định. Có bảng lương nào tốt hơn không ?

16 thoughts on “Cách xây và mẫu thang bảng lương theo nghị định 49/2013 NĐ – CP

  1. lương Tiệp 11.03.2014 at 10:04 - Reply

    em cũng đang được giao xây dựng thang bảng lương theo ndd49,50,51 nhưng chưa biết làm như thế nào,hic.
    Khi xây dựng thang bảng lương, công ty tnhh mtv do nhà nước làm chủ sở hữu sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu chung hay là mức lương tối thiểu vùng?
    Khi xây dựng lại thang lương bảng lương với mức lương khoán, ghi thẳng vào mức lương bậc 1,2…là bao nhiêu tiền. Nhưng các bảng lương mẫu được đưa ra trên mạng vẫn dùng cả hệ số, cả mức lương. Nên không biết như thế nào nữa.
    Rồi còn tiêu chuẩn chức danh, nhóm chức danh ngành nghề, công việc được xây dựng trong thang lương bảng lương nữa.
    em là nhân viên mới,vừa mới ra trường, lại được giao việc này. Trong khi các quy định chưa thật sự rõ ràng, cũng chưa có thông tư hướng dẫn nữa. Thật khó!

    • E học về Quản trị nhân lực,đang làm bài tập về xây dựng thang bảng lương.A chị có thể cho e xin 1 mẫu được k ạ. E cảm ơn

  2. cho em hỏi chút công ty em mới thành lập năm 2013. thì năm nay mới bắt đầu xây dựng quy chế lương. Nhưng em không biết phải xây dựng quy chế lương như thế nào.Có anh chị nào biết chỉ dẫn cho em với

  3. Cho em hỏi: việc xây dựng thang lương, bảng lương trong công ty TNHH MTV do NN làm chủ sở hữu dùng làm cơ sở cho việc trích đóng BHXH, BHYT,,, ? Vì công ty em hiện đang trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất có đơn giá riêng cho từng loại công việc, việc đóng BHXH, BHYT hiện đang thực hiện theo mức lương ngh trong HĐLĐ vậy có gì sai Luật không?

  4. Chu Thị Ngọc Hương 13.06.2014 at 10:22 - Reply

    Cho em hỏi muốn xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch (theo Thông tư 18) cao hơn thì phải điều chỉnh tăng thông số nào nhiều nhất

  5. Hiện tại Công ty mình đang sư dụng NĐ 205 để đóng BH. Vì công ty mình thành lập tháng 4/1994 nên số lao động đội khung khá nhiều. Vì vậy xây dựng bảng lương theo nghị định mới rất khó hài hòa giữa nhân viển mới và cũ. ANh có cách gì chỉ dẫn thêm được không

  6. ha capthoat nuoc 11.12.2014 at 21:37 - Reply

    Mình cũng đang hoc tập cách làm bang luong theo nghị định 49,50,51 đê áp dung trong đơn vị nhưng chưa biết cách làm, Bạn nào đã làm rồi làm ơn hướng dân cụ thể giúp mình với. Mình xin cảm ơn nhiều./.

  7. Bạn có phần mềm thang bảng lương của công ty cổ phần có yếu tố nặng nhọc độc hại không cho mình với

  8. a c nào có mẫu thang bảng lương gửi cho e tham khảo với ạ
    email: thuyan@vegaball. net
    em cảm ơn trước ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *